NÉT ĐẸP ĐÔNG LỖ ỨNG HÒA HÀ NỘI XƯA VÀ NAY
Về Đông Lỗ nghe hùng ca “Tiến về Hà Nội”
Xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa được biết đến có ngôi làng duy nhất cả nước có nghề truyến thống làm nhạc cụ dân tộc là làng Đào xá. Nhưng ít ai bây giờ biết rằng, xã Đông lỗ là nơi nhiều cơ quan Trung Ương của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sơ tán về hoạt động sau những năm 1945, tránh sự lùng sục ráo riết của quân Pháp.
Đây cũng chính là nơi gieo cảm xúc cho cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác bài hát “Tiến về Hà Nội” với những nốt nhạc oai hùng đón mừng đoàn quân chiến thắng.
Xã Đông lỗ, cách thị trấn Vân Đình 20km, xa trung tâm Thủ đô 50km và tiếp giáp với tỉnh Hà Nam. Nơi đây có vị trí chiến lược quan trọng, là vành đai bảo vệ An toàn khu Cháy thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
(Trận càn “Kănguru” 1952)
“Tiến về Hà Nội” và trận càn “Kănguru”
Những thời khắc lịch sử diễn ra cách đây hơn nửa thế kỷ. Đó là thời kỳ những năm 1946 – 1949, khi một số cơ quan Trung ương như Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và Bộ Văn hóa sơ tán về đây hoạt động.
Trong số các văn nghệ sĩ cứu quốc về lúc đó, có cố nhạc sĩ Văn Cao. Và bản hùng ca “Tiến về Hà Nội” được người nhạc sĩ tài hoa này sáng tác tại đình làng Đào Xá vào mùa Xuân năm 1949. Đặc biệt hơn, đội thiếu nhi của Đào Xá là những người đầu tiên được chính tác giả dạy bài hát này, trong đó ông Đào Văn Tục (hiện đã hơn tuổi 80), và bà Tạ Thị Trực (đã qua đời năm 2018 ở tuổi 85) là hai người đầu tiên được nhạc sĩ dạy hát, lúc bấy giờ tôi mới chỉ 12 – 13 tuổi. Chiến công lớn nhất của cán bộ, nhân dân, xã Đông Lỗ là góp phần đẩy lùi trận càn “Kănguru” (hình chiếc túi) của giặc Pháp năm 1952. Ngày 28/5/1952, Pháp huy động 13 tiểu đoàn với xe lội nước, pháo cao xạ, máy bay và bộ binh vây chặt khu Cháy từ Cầu Giẽ qua Đồng Văn, Đường 60 (Tỉnh Nam Hà cũ) lên Thanh Bồ, Vân Đình và về khu Cháy, nhằm cất vó toàn bộ An toàn khu. Là vành đai bảo vệ, cung cấp lương thực, lực lượng cho An toàn khu Cháy, nơi các đồng chí Đỗ Mười, Hoàng Quốc Việt, Văn Tiến Dũng về hoạt động, Đông Lỗ là điểm đầu tiên Pháp càn quét.Trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp, lực lượng vũ trang và nhân dân xã đã tổ chức trực tiếp chiến đấu trên 150 trận lớn, nhỏ; tiêu diệt 2.538 tên địch, bắt sống 1.069 tên, thu hồi 137 khẩu súng các loại, phá hủy 300 xe cơ giới, 50 khẩu pháo, hàng chục xe bọc thép, 2 máy bay, 12 xe tăng và nhiều đồ dùng quân sự khác. (Trích lịch sử Đảng bộ xã Đông Lỗ)
Với tinh thần thà hy sinh chứ nhất định không chịu đầu hàng, quân và dân xã Đông Lỗ đã kìm chân địch trong hai ngày đầu (28 và 29/5). Đến ngày thứ ba, khi địch phá được vòng vây để tiến vào An toàn khu ở Trầm Lộng thì các đồng chí lãnh đạo cấp cao của ta đã kịp di chuyển; địch bị tiêu diệt rất nhiều, trong đó có quan hai Pháp. Sau trận càn này, tỉnh Hà Đông khi đó được Bác Hồ gửi thư khen.
Hòa chung phong trào xây dựng nông thôn mới của Thủ đô và cả nước, xã Đông Lỗ đang ngày càng có nhiều bước chuyển mình rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm duy trì ở mức 8,5%, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là 32,5 triệu đồng/ người/năm. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp 44,2%; Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp 33,5%; Thương mại dịch vụ 22,3%. Đồng thời qui hoạch vùng nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi tập trung xa khu dân cư diện tích 94ha. Đây sẽ là những hướng đi vững chắc nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho bà con nông dân. Đảng bộ, chính quyền, MTTQ các đoàn thể chính trị luôn trong sạch vững mạnh
<img src="http://ngoctrucdonglo.com/wp-content/uploads/2019/06/20160910_094229.jpg" alt="20160910 094229" class="alignnone size-full wp-
image-2826″ />
Đến xã Đông Lỗ ngày nay với những con đường, nẻo ngõ được trải bê tông khá sạch sẽ, nhà cao tầng mọc lên san sát, chợ trung tâm Đình Dương được xây dựng khang trang, 3 cấp trường được xây dựng theo trường chuẩn Quốc gia, Trạm Y tế xã có đội ngũ Y bác sỹ và đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, dọc đường trục các thôn được trồng đủ các loại cây xanh từ nhãn, bưởi cho tới bằng lăng, phượng vĩ… Dưới tán cây ấy là những chiếc ghế đá tự tạo, do người dân các xóm ngõ đóng góp tiền xây dựng, Năm 2014 xã được Thành Phố đầu tư xây dựng cầu qua sông Nhuệ nối liền thôn Thống nhất với các thôn trong xã, các thôn có sân chơi bóng đá cho thanh, thiếu niên, có nhà Văn hóa là nơi hội họp chung của nhân dân. Đặc biệt là nhà đã có số, ngõ có tên như trên thành phố. Phong trào các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao được phát triển mạnh và rộng khắp các thôn. Các di tích lịch sử được bảo tồn trùng tu tôn tạo.
Dương Văn Sửu